Ô nhiễm trắng và giải pháp xử lý
Ô nhiễm trắng là gì?
Ô nhiễm trắng là tình trạng ô nhiễm do sử dụng túi nilon, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và cuộc sống của con người. Khi túi giấy bị lên án vì liên quan đến hành vi chặt phá rừng, phá hủy môi trường sống của động vật hoang dã, túi nilon đã trở thành sản phẩm thay thế hoàn hảo. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, túi nilon đã trở thành mối hiểm họa mới cho môi trường sống của nhân loại, bởi tình trạng ô nhiễm trắng mà nó gây ra. Vậy giải pháp tạm thời là tái chế túi nilon để giảm tình trạng ô nhiễm trắng.
Túi Ni lông có hại như nào?
Túi nilon được làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăn năm, thậm chí hàng nghìn năm mới tự phân hủy hết. Khi chúng lẫn vào đất, sẽ làm cản trở oxi đi qua đất, gây sói mòn, bạc màu, đất không giữ được nước và dinh dưỡng làm cây trồng chậm phát triển.
Khi lẫn vào nước, túi nilon sẽ trở thành hiểm họa của những sinh vật sống trong nước, nếu như nuốt phải hoặc bị mắc vào nilon. Thậm chí những túi được làm từ dầu mỏ, hoặc nhựa cứng… còn chứa chất độc có thể lẫn vào đất, nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các nhà quản lý, và các nhà khoa học môi trường đang ngày đêm nghiên cứu tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này: từ việc kêu gọi thay đổi thói quen sử dụng túi nilon, đánh thuế trên túi nilon, hay phát minh ra các loại túi nilon tự phân hủy thay thế, hướng đến mục tiêu không sử dụng túi nilon…
Nhưng dù thế nào thì số lượng túi nilon mà con người đã, và đang thải ra môi trường là quá lớn, nên việc tái chế túi nilon là giải pháp hữu hiệu nhất mà con người phải làm để bảo vệ môi trường lúc này.
Tái chế túi nilon hay dùng túi ni lông tự hủy
Tái chế túi nilon có rất nhiều cách.
– Dùng túi nilon làm nguyên liệu cho công nghiệp xây dựng: dùng trực tiếp hoặc trộn với các nguyên liệu khác để sản xuất bê tông chân đê, gạch lát đường, hay thậm chí làm gạch xây nhà…
– Dùng túi nilon làm vật dụng trong nhà: đan túi nilon để làm ghế, bàn, thùng rác, lót ly, lọ hoa…