Tìm hiểu vải không dệt ứng dụng trong nông nghiệp
Vải không dệt tạo nên bằng cách dùng 1 loại vải giống làm từ sợi dài, được liên kết với nhau bằng nhiệt (hoặc xử lý dung môi). Quá trình sản xuất vải không dệt không cần sử dụng các phương pháp truyền thống như dệt thoi hay dệt kim. Loại vải này có giá thành rất rẻ, lại có thể sử dụng qua nhiều mùa vụ trong quá trình sản xuất nông nghiệp nên hiệu quả kinh tế lại càng được tối ưu hơn.
1. Sử dụng vải không dệt để che chắn cho cây trồng
Vải không dệt rất nhẹ, bền, và thoáng khí; nếu được sử dụng làm vải che trong quá trình sản xuất rau xanh hoặc các loại cây trồng khác có thể mang đến nhiều lợi ích bất ngờ:
-Ngăn ngừa sâu bệnh gây hại, giảm thiểu tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tạo nên sản phẩm an toàn cho người sử dụng.
-Hạn chế sự phát triển của các loại cỏ dại, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
-Rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây trồng: Khi sử dụng vải không dệt để che chắn cho cây trồng sẽ giúp tăng nhiệt độ trong vòm che, giúp cây trồng phát triển nhanh hơn. Thông qua đó, rút ngắn được thời gian thu hoạch.
-Hạn chế tác hại do mưa, sương muối… giúp cây trồng có điều kiện phát triển khỏe mạnh, phần thân cây và lá không bị dập nát, năng suất và chất lượng được nâng cao.
-Tiết kiệm sức lao động, giảm thiểu tối đã chi phí sản xuất: Việc sử dụng vải không dệt để che chắn cho cây trồng được thực hiện rất đơn giản, không tốn nhiều công sức; giảm thiểu tối đa chi phí phân bón, thuốc trừ sâu mà vẫn đảm bảo cây trồng có năng suất, chất lượng cao.
2. Túi bao trái cây làm từ vải không dệt
Trên thực tế, việc sử dụng túi bọc trái cây làm từ vải không dệt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực. Điển hình như:
-Ngăn ngừa sự phá hại của các loại côn trùng, sâu bệnh
-Ngăn ngừa tác hại của sương muối, tia cực tím, ánh nắng gay gắt… giúp phần vỏ ngoài của trái cây bóng láng và không bị nứt, rám nắng, sần sùi, đốm đen…
-Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, góp phần bảo vệ môi trường và tạo nên nguồn trái cây sạch, an toàn, nâng cao thu nhập, đẩy mạnh xuất khẩu.
-Góp phần thúc đầy sự phát triển của các trái non
-Cải thiện độ ngọt, độ mềm của trái cây
-Giúp trái cây chín nhanh hơn, kéo dài thời kỳ ra quả. Nhờ vậy, năng suất và hiệu quả kinh tế cũng sẽ tăng cao.