Túi sinh học kháng khuẩn có khả năng phân hủy

Túi sinh học kháng khuẩn có khả năng phân hủy thay thế túi nilon là ý tưởng của Nguyễn Cẩm Bình Minh và Nguyễn Cẩm Kiều Khanh, học sinh trường THPT chuyên Quốc học Huế.
Theo nhóm tác giả, khi phát hiện ra bánh bột lọc, một sản phẩm đặc trưng của Huế có khả năng tạo được màng mỏng có độ bền cao. Chính vì thế nhóm quyết định dùng tinh bột sắn cán mỏng thành màng rồi từ màng tạo thành túi.

tui sinh hoc khang khuan

Túi sinh học kháng khuẩn có khả năng phân hủy

Sau nhiều thử nghiệm, cuối cùng nhóm quyết định sử dụng dung dịch nano bạc, tinh bột sắn và bổ sung chất PVA, glycerol. Các nghiên cứu cho thấy, tinh bột sắn có khả năng tạo túi mỏng khi phối trộn với các phụ liệu khác, đồng thời, có khả năng tự phân hủy nhanh trong môi trường tự nhiên, giá thành thấp nhưng giòn, khó gia công.

Trong khi đó, PVA là một nguyên liệu tổng hợp, không độc, tan trong nước, dễ gia công, có thể kết hợp với một số nguyên liệu sinh học và có độ đàn hồi rất tốt. Sự kết hợp giữa PVA và tinh bột sẽ tạo ra một sản phẩm giúp cải thiện các tính chất của các nguyên liệu để tạo túi.

Trong khi đó, các chất có chứa trong dung dịch bạc nano tạo sự ổn định cho nano bạc và tăng cường tính chất kháng khuẩn của dung dịch. Các thử nghiệm cho thấy, sản phẩm có giá rẻ, nguyên liệu sẵn có, an toàn cho người sử dụng và môi trường.