Túi nilon làm từ vỏ khoai tây
Túi nilon từ vỏ khoai tây là ý tưởng của Lê Duy Khang và Nguyễn Hoàng Dung, trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh, TPHCM).
Bộ đôi tác giả cho biết, đây là loại túi sinh học, có khả năng phân hủy cao và thân thiện với môi trường. Túi được làm từ tinh bột của vỏ khoai tây kết hợp với hạt nhựa PVA.
Việc chế tạo khá đơn giản, hạt nhựa PVA sẽ được nấu và gia nhiệt trên bếp trong thời gian hai tiếng đồng hồ để cho ra dung dịch keo PVA. Vỏ khoai tây được thu gom về, rửa sạch và bỏ vào máy xay để xay nhuyễn sau đó để một thời gian nhằm làm tinh bột khoai tây lắng xuống. Khi tinh bột lắng xuống thì đổ nước đi và phơi khô tinh bột.
Khi tinh bột khô sẽ được mang đi rây để lấy hoàn toàn tinh bột mịn, hòa tan vào nước nóng để tạo thành hồ tinh bột. Bước tiếp theo là mang hai hỗn hợp keo PVA và hồ tinh bột trộn lại với nhau để tạo ra hỗn hợp mới. Mang hỗn hợp này đổ vào khuôn để tạo thành màng và được ép nóng để cho ra sản phẩm cuối cùng.
Kết quả thử nghiệm cho thấy 1 chiếc túi 19 x 19cm có khả năng đựng một vật nặng 1,5kg. Với 100g vỏ khoai tây, sẽ làm ra được khoảng 3 chiếc túi 19 x 19.
Kỹ sư vật liệu với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành nhựa và bao bì đóng gói. Hiện tại, tôi đang đảm nhận vai trò kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mới và đào tạo nhân viên tại Phú An PE. Đồng thời phụ trách các thông tin, kiến thức chuyên môn tại website Phuanpe.com.