Màng phủ nông nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất

Màng phủ nông nghiệp được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong canh tác nhà kính và trồng rau ngoài đồng ruộng để bảo vệ, tăng năng suất cho cây trồng và chất lượng nông sản. Các loại màng co nhiệt, màng nhựa PE, ni lông, seal,… đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn sâu bệnh, giữ ẩm và nhiệt. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến một số nhược điểm cần lưu ý. Hãy cùng Phú An PE tìm hiểu kỹ hơn về các loại màng che phủ nhé!

Màng phủ nông nghiệp là gì?

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang dần ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, màng phủ nông nghiệp được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu.

mang phu nong nghiep la gi

Màng phủ nông nghiệp là loại vật tư được sử dụng để phủ lên bề mặt đất trồng trước và trong suốt quá trình canh tác nhằm tạo môi trường lý tưởng cho cây phát triển. Bạt phủ thường được làm từ các chất liệu như PE, PP, PVC thêm các chất phụ gia như chất chống UV, chống oxy hóa, tạo màu,… với độ dày từ 10 – 50μm.

Các loại màng phủ nông nghiệp thông dụng hiện nay gồm:

  • Màng nhựa PE: Polyetylen có độ bền cao, chống thấm nước tốt.
  • Màng PVC: Có độ dẻo dai, chịu nhiệt độ thấp tốt.
  • Màng PP: Polypropylene bền và có khả năng chống tia UV.
  • Màng EVA: Có độ đàn hồi và chịu nhiệt tốt.
  • Màng màu: Có tác dụng ngăn sáng và nhiệt, ức chế cỏ dại.
  • Màng kháng khuẩn: Ngăn ngừa mầm bệnh cây trồng trong đất.
  • Màng hữu cơ: Làm từ vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường.

Công dụng của màng phủ nông nghiệp

Màng phủ nông nghiệp có rất nhiều công dụng tuyệt vời, giúp nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Cụ thể:

Màng giữ ẩm, nhiệt độ cho đất

Lớp màng che phủ đất đóng vai trò như lớp màng giữ độ ẩm, màng chống nắng cho đất.

  • Mùa khô hạn: Ngăn hơi nước bốc hơi, giữ độ ẩm tốt cho đất.
  • Mùa mưa lũ: Chắn nước trực tiếp, tránh đất bị ngập úng.
  • Mùa lạnh: Giữ nhiệt độ cho đất, bảo vệ cây trồng.

Hạn chế cỏ dại, côn trùng gây hại

Đóng vai trò như lớp màng chống cỏ dại, màng chống sâu bệnh cho cây trồng.

  • Màng đen ngăn ánh sáng làm cỏ dại không quang hợp được.
  • Màng bạc phản chiếu ánh sáng, đuổi côn trùng gây hại.
  • Giảm tối đa công sức làm cỏ thủ công.
cong dung cua mang phu nong nghiep

Phòng tránh các bệnh cây trồng

  • Đất khô nhanh sau mưa, ngăn sự phát triển của nấm bệnh.
  • Giữ khô ráo gốc và thân cây.
  • Lá cây khô thoáng, tránh bệnh đốm phấn, nấm bệnh.
  • Cách ly mầm bệnh trong đất với bộ rễ.

Giữ phân bón không bị trôi

  • Ngăn phân hữu cơ, đạm bị rửa trôi mất khi mưa lớn.
  • Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây.

Cải thiện đất phèn, mặn

  • Ngăn bốc hơi nước, giữ phèn và muối ở tầng sâu.
  • Hạn chế nhiễm phèn, mặn cho cây trồng.
  • Cho phép rễ hút nước và dinh dưỡng tốt hơn.

Bảo vệ môi trường

  • Giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu sử dụng.
  • Thu gom, tái chế màng sau mỗi vụ đúng cách.
  • Sử dụng màng phủ hữu cơ thân thiện với môi trường.

Tăng năng suất và chất lượng nông sản

  • Cây sinh trưởng khỏe mạnh, ra hoa và kết quả nhanh hơn.
  • Giảm tổn thất nông sản do sâu bệnh và thiên tai.
  • Nông sản đạt chất lượng cao, được trả giá tốt hơn.

Tiêu chí lựa chọn màng phủ bạt

Để lựa chọn được loại màng phủ phù hợp nhất với nhu cầu cũng như đảm bảo hiệu quả, người sử dụng nên cần nhắc lựa chọn bạt phủ theo những tiêu chí sau:

Độ dày của màng

Việc lựa chọn độ dày của màng phủ rất quan trọng đối với độ bền và loại cây trồng. 

  • Cây trồng ngắn ngày như rau, bắp, đậu…: 15-30 micron
  • Cây trồng dài ngày: 60-80micron

Màng phủ càng dày sẽ càng bền còn loại màng phủ mỏng sẽ giúp tiết kiệm chi phí và phù hợp với các loại cây trồng ngắn ngày như rau màu nhưng không bền.

tieu chi lua chon mang phu nong nghiep

Chiều rộng

Tùy theo khoảng cách cây trồng mà người nông dân nên chọn loại cuộn màng che phủ phù hợp. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo được độ che phủ.

Thông thường, màng có khổ rộng từ 1 đến 1,5 mét được sử dụng cho nhiều loại cây trồng.

Màu sắc

Màu sắc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của màng vì nó ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm, độ phản chiếu ánh mặt trời và độ PH của đất.

Màu đen và bạc là hai màu được sử dụng phổ biến nhất

  • Màng nilon màu đen:  diệt cỏ dại, làm ấm đất trong mùa lạnh và giữ độ ẩm cho đất. 
  • Màng màu bạc: làm ấm đất, khuyến khích cây trồng phát triển, có khả năng phản chiếu nên sẽ hạn chế được một số loại côn trùng gây hại. 

Chất lượng

Màng bạt chất lượng tốt là màng có độ bền cao, không có độ xốp cao và có đặc tính chịu nhiệt tốt. Việc lựa chọn chất lượng màng sẽ quyết định đến hiệu quả và tuổi thọ của màng.

Hướng dẫn sử dụng màng che phủ nông nghiệp

 Sử dụng màng phủ đúng cách sẽ giúp bà con nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận, đồng thời bảo vệ môi trường một cách bền vững. Vậy để màng phủ nông nghiệp phát huy hiệu quả tối đa, cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật như sau:

huong dan su dung mang nong nghiep

Bước 1. Chuẩn bị đất trồng

  • Xới, đập đất cho tơi xốp, loại bỏ sạch cỏ dại.
  • Bón lót phân chuồng, vôi, phân lân, kali.
  • Làm luống đất thật bằng phẳng, độ rộng phù hợp với màng..
  • Tưới nước đủ ẩm trước khi trải màng.

Bước 2. Căng phủ màng

  • Chọn loại màng phù hợp với cây trồng.
  • Trải đều màng trên luống, mặt xám úp lên trên.
  • Ém 2 bên mép luống chặt, tránh gió bay và xới đất lên rãnh cho chặt.

Bước 3. Kỹ thuật trồng cây dưới màng

  • Chọn đúng loại màng phù hợp với từng loại cây.
  • Dùng ống nhựa cắt răng cưa đục lỗ trên màng theo khoảng cách.
  • Trồng cây vào lỗ và chăm sóc bình thường.
  • Thu gom màng sau mỗi vụ thu hoạch để tái sử dụng hoặc xử lý.

Bước 4. Lưu ý khi sử dụng màng

  • Tránh đục lỗ quá to khiến cỏ dại xâm nhập.
  • Kiểm tra định kỳ để vá lỗ thủng nếu có.
  • Thay màng mới nếu bị hỏng hóc, rách nát nhiều.

FAQs

Màng phủ nông nghiệp giúp bảo vệ cây trồng như thế nào?

Màng phủ nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ cây trồng, với nhiều lợi ích như:
Giữ độ ẩm đất ổn định, ngăn ngừa hạn hán, đảm bảo năng suất cây trồng.
Hạn chế ánh sáng chiếu vào đất, ngăn sự phát triển của cỏ dại, giảm thiểu tối đa công sức làm cỏ.
Giảm thiểu tình trạng xói mòn đất do mưa gió, đặc biệt hữu ích cho vùng đất dễ bị xói mòn.
Là lớp rào cản vững chắc, ngăn chặn sâu bệnh xâm nhập cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Màng phủ nông nghiệp có thể tái sử dụng được không?

Màng phủ nông nghiệp có thể tái sử dụng nhiều lần nếu được bảo quản và sử dụng đúng cách. Cần chọn loại màng có chất lượng cao, độ bền tốt, sau mỗi vụ cần vệ sinh sạch sẽ và phơi khô thật kỹ trước khi cất giữ. Tránh để màng tiếp xúc trực tiếp với nắng và cất ở nơi khô ráo, thoáng mát. Kiểm tra kỹ độ bền trước khi tái sử dụng.

Màng phủ nông nghiệp đã chứng minh được hiệu quả vượt trội trong việc cải thiện điều kiện trồng trọt, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Hy vọng những thông tin Phú An cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình sử dụng và lựa chọn màng phủ nông nghiệp. Chúc bạn thành công!