Phân biệt các loại màng nhựa
Nhựa là một loại nguyên liệu phổ biến và là thành phần chính của rất nhiều loại vật dụng của chúng ta hiện nay như là: chai nước, lược, ghế, và các đồ đóng hộp khác. Vậy trong lĩnh vực màng mỏng có bao nhiêu loại màng nhựa được cấu tạo từ các hạt nhựa với tính chất khác nhau. Hãy cùng Phú An tìm hiểu về cách phân biệt các loại màng nhựa nhé.
Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu là có bao nhiêu loại nhựa đang có trên thị trường. Để kể đến các loại nhựa thì chúng ta có
Các loại màng nhựa phổ biến trên thị trường
- Nhựa Polyethylene (PE)
- Nhựa Polyolefin (POF)
- Nhựa Polyvinyl Chloride (PVC)
- Nhựa Polypropylene (PP)
- Nhựa Polystyrene (PS)
- Nhựa Polyamide (PA)
Do đó tương ứng với các loại nhựa trên chúng ta có thể phân ra làm 4 loại màng nhựa chính có mặt trên thị trường Việt Nam.
1. Màng PE : (LDPE)
Màng PE được làm từ nhựa Low density Polyethylene bằng phương pháp đùn – thổi/ cán. Đặc điểm của màng nhựa pe này là:
– Mỏng, mềm dẻo, co dãn đa chiều, khả năng bám dính cao.
– Trong suốt, hơi có ánh mờ, không mùi.
– Không thấm nước, hơi ẩm, dầu mỡ, không cho CO2, N2, O2 đi qua.
– Có thể thẩm thấu phân tử mùi, và giữ mùi tốt.
– Trong điều kiện bình thường, màng pe không phản ứng với axit, dung môi…
– Trong thời gian ngắn màng PE có thể chịu được nhiệt độ cao lên đến 230 độ C.
– Khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc chất tẩy rửa: màng pe dễ bị cứng, giòn,
– Màng pe thường được dùng để làm: màng quấn nắp chai, màng bọc thực phẩm, màng pe quấn pallet,… để chống bụi, mốc, và các chạm khi vận chuyển…
2. Màng POF
Màng pof à một loại màng nhựa được làm từ nhựa Polyolefin, bằng hệ thống máy ép/ đùn. Đặc điểm chính của màng pof:
– Trong suốt, không mùi, thường có 3 lớp.
– Mềm dẻo, co dãn đa chiều, co vì nhiệt..
– Không thấm nước, dầu mỡ, không cho CO2, N2, O2 đi qua.
– Có thể thẩm thấu phân tử mùi, và giữ mùi tốt.
– Khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc chất tẩy rửa: màng pe dễ bị cứng, giòn,
– Trong điều kiện bình thường, màng pe không phản ứng với axit, dung môi…
– An toàn với thực phẩm, và đã được cấp phép sử dụng.
– Màng co pof được dùng làm: màng co các loại thực phẩm, co hàng hóa để chống bụi, mốc, chống đổ vỡ, chống xước, chống mất cắp, rơi mất, nâng cao gái trị hàng hóa…
3. Màng PVC
Màng pvc là loại màng làm từ nhựa Polyvinylchloride bằng máy đùn. Đặc điểm của loại màng này là:
– Khá trong, thường được pha màu, cứng, có mùi nhựa.
– Dày, không mềm dẻo, co dãn và bám dính kém, muốn sản xuất màng mỏng và mềm dẻo phải cho thêm phụ gia khi sản xuất nhưng sẽ tạo ra chất có hại cho sức khỏe.
– Khả năng chống thấm nước, hơi ẩm, dầu mỡ, không cho CO2, N2, O2 đi qua kém hơn màng PE, PP, POF.
– Trong điều kiện bình thường, màng pe không phản ứng với axit, dung môi…
– Giá rẻ, giảm tiếng ồn tốt nhưng khó phân hủy, hại môi trường.
– Màng pvc thường được dùng làm: màng bọc thực phẩm chưa sơ chế, rèm cửa, vách ngăn… để chống bụi, chống ồn, giảm tia UV…
4. Màng PP hay màng BOPP
Màng PP làm từ nhựa Polypropylen, với những đặc điểm:
– Trong suốt, hoặc có màu tùy theo chất phụ gia thêm vào lúc sản xuất, có mùi nhựa.
– Không mềm dẻo, và co dãn, bám dính nên thường được chế tạo thành sợi.
– Không thấm nước, hơi ẩm, dầu mỡ, không cho CO2, N2, O2 đi qua.
– Khi có 1 vết xước trên bề mặt có thể bị xé rách dễ dàng.
– Chịu được nhiệt độ trên 100 độ C, dễ in ấn.
– Trong điều kiện bình thường, màng pe không phản ứng với axit, dung môi…
– Màng pp thường được dùng làm: lớp ngoài bao bì bọc thực phẩm không yêu cầu chống oxi hóa… để chống bụi, mốc, chống thấm khí, thấm nước, và có thể xé rách khi trên mặt có sẵn vết đứt, tao độ bóng cho bao bì, rất dễ cho việc in ấn.
5. Màng nhựa PVC
Màng PVC làm từ nhựa Polyvinyl Chloride, với những đặc điểm:
– Trong suốt cao nhưng không bằng màng co POF
– Có thể dễ dàng cắt bằng dao nhiệt
– Nhiệt độ nóng chảy tầm 158 độ F tương đương 70 độ C
– Có thể in lên bề mặt để làm bao bì đóng gói
– Dễ dàng co nhiệt với nhiệt độ thấp.
– Dù đặc tính dễ sử dụng nhưng nó có hại với môi trường và một vài nước trên thế giới đã cấm màng PVC và bắt đầu thay thế dần bằng màng co nhiệt POF.
6. Màng HDPE
Khác với màng PE thông thường, màng nhựa HDPE được cấu thành từ loại hạt High Density Polyethylene, với những đặc điểm sau:
– Cứng cáp hơn màng LDPE và đục hơn.
– Màng HDPE có thể nhìn xuyên thấu với những nguyên liệu nguyên sinh và độ dày thấp.
– Không phản ứng hóa học với đa số các hóa chất trên thị trường.
– Nhiệt độ nóng chảy từ 180 độ C – 280 độ C
– Chịu được va đập tốt so với các loại nhựa thông thường.